Liên kết website
Thống kê truy cập
Hôm nay : 5
Tháng 04 : 26
Năm 2024 : 164
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH YÊN BÁI TỔ CHỨC HỘI NGHỊ THẨM ĐỊNH TÀI LIỆU GIÁO DỤC ĐỊA PHƯƠNG CẤP TRUNG HỌC CƠ SỞ LỚP 7,8,9 TỈNH YÊN BÁI TRONG CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG NĂM 2018

Thực hiện Kế hoạch số 274/KH-UBND ngày 16/12/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái về Biên soạn tài liệu giáo dục địa phương tỉnh Yên Bái trong chương trình giáo dục phổ thông 2018, chiều ngày 12/10/2021, Sở Giáo dục và Đào tạo Yên Bái tổ chức Hội nghị trực tuyến thẩm định tài liệu giáo dục địa phương cấp THCS các lớp 7, 8, 9 tỉnh Yên Bái trong chương trình giáo dục phổ thông 2018.

 Tại điểm cầu Yên Bái, Hội nghị do đồng chí Vương Văn Bằng – Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Yên Bái, Chủ tịch Hội đồng thẩm định chủ trì, cùng các thành viên Hội đồng thẩm định cùng đại diện tác giả tại Yên Bái. Tại điểm cầu Hà Nội có đại diện tác giả của Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam.

Đ/c Vương Văn Bằng - Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Yên Bái, Chủ tịch Hội đồng thẩm định, chủ trì Hội nghị tại điểm cầu Yên Bái 

 

Tài liệu giáo dục địa phương tỉnh Yên Bái: Lớp 7, Lớp 8, Lớp 9 (gồm 03 cuốn tiếp theo cuốn tài liệu giáo dục địa phương tỉnh Yên Bái Lớp 6 đã được Bộ GD&ĐT phê duyệt theo Quyết định số 2796/QĐ-BGDĐT ngày 06/9/2021). Tổng chủ biên gồm có Phó Giáo sư, Tiến sĩ Lê Huy Hoàng, chuyên ngành Kỹ thuật, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội; Thạc sĩ Đào Anh Tuấn, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Yên Bái.

Chủ biên và các tác giả đối với từng lĩnh vực gồm có: Lĩnh vực chính trị - xã hội (Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thị Ngân Hoa, Chuyên ngành Ngôn ngữ học, Trường TH&THCS Pascal, Hà Nội, Chủ biên; Thạc sĩ Lê Thị Bích Hạnh, Chuyên ngành Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Tác giả;  Nguyễn Thị Hạnh, Phó trưởng phòng Văn hóa, văn nghệ và Khoa giáo, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Yên Bái, Tác giả); Lĩnh vực kinh tế (Phó Giáo sư, Tiến sĩ Lê Huy Hoàng, chuyên ngành Kỹ thuật, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Chủ biên; Tiến sĩ Phạm Xuân Tiến, Chuyên ngành Kinh tế, Trường Đại học Phương Đông, Tác giả; Thạc sĩ Trần Thị Thu, Chuyên ngành Nông nghiệp, trung tâm Giáo dục môi trường và các vấn đề xã hội, Tác giả; Bà Nguyễn Trang Nhung, Giáo viên Công nghệ trường Trung học phổ thông Nguyễn Huệ, Thành phố Yên Bái, Tác giả); Lĩnh vực văn hóa (Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Hồng Thuận, Chuyên ngành Giáo dục học, Viện Khoa học giáo dục Việt Nam, Chủ biên; Đỗ Lê Nam, Giáo viên Ngữ văn, Trường Trung học phổ thông Chuyên Nguyễn Tất Thành, tỉnh Yên Bái, Tác giả); Lĩnh vực lịch sử (Giáo sư Nguyễn Thị Côi, Chuyên ngành Lịch sử, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Chủ biên; Phó Giáo sư, Tiến sĩ Phan Ngọc Huyền, Chuyên ngành Lịch sử, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Tác giả; Thạc sĩ Hoàng Anh Tuấn, Chuyên ngành Lịch sử, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Tác giả; Nguyễn Thị Thanh Hòa, Giáo viên Lịch sử Trường Phổ thông Dân tộc Nội trú Trung học phổ thông tỉnh, Tác giả); Lĩnh vực địa lí (Tiến sĩ Nguyễn Đình Giang, Chuyên ngành Địa lý, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Chủ biên; Thạc sĩ Vũ Thị Hằng, Chuyên ngành Địa lý, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Tác giả; Nguyễn Thị Hương, Phó Hiệu trưởng Trường Phổ thông Dân tộc Nội trú Trung học phổ thông tỉnh, Tác giả); Lĩnh vực hướng nghiệp (Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trần Thành Nam, Chuyên ngành Tâm lý, Trường Đại học giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội, Chủ biên; Thạc sĩ Trần Ánh Tuyết, Chuyên ngành Thủy sản, Học viện Nông nghiệp, Tác giả; Ngô Quang Thành, Phó Trưởng phòng Giáo dục Trung học, Sở Giáo dục và Đào tạo Yên Bái, Tác giả); Lĩnh vực môi trường (Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Ích Tân, Chuyên ngành Nông nghiệp, Học viện Nông nghiệp, Chủ biên; Nguyễn Đức Hiền, Giáo viên Địa lý, Trường Trường Trung học phổ thông Chuyên Nguyễn Tất Thành, tỉnh Yên Bái, Tác giả)

Mục đích biên soạn tài liệu giáo dục địa phương nhằm cụ thể hóa các mục tiêu, nhiệm vụ, nội dung giảng dạy trong Chương trình giáo dục phổ thông mới qui định tại Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT; góp phần hình thành các phẩm chất chủ yếu và năng lực cốt lõi của học sinh đã được qui định trong Chương trình giáo dục phổ thông mới; giáo dục kiến thức cơ bản, thiết thực về văn hoá, lịch sử, địa lí, kinh tế, hướng nghiệp, chính trị - xã hội, môi trường của địa phương cho học sinh phổ thông, từ đó hình thành và phát triển ở học sinh các phẩm chất, các năng lực chung và năng lực đặc thù được quy định trong chương trình giáo dục phổ thông; phát triển kinh nghiệm thực tiễn, trải nghiệm về tự nhiên, xã hội của học sinh; gắn giáo dục nhà trường với cộng đồng, gắn những kiến thức đã học trong nhà trường với những vấn đề đặt ra cho địa phương, cộng đồng nơi học sinh sinh sống. Từ kiến thức và trải nghiệm thực tiễn, học sinh khai thác, bổ sung, phát huy vốn hiểu biết của mình về văn hoá, lịch sử, địa lí, kinh tế, hướng nghiệp, chính trị - xã hội, môi trường của địa phương, giúp học sinh nhận thức tốt hơn, hoà nhập với môi trường đang sinh sống, có trách nhiệm hơn trong việc tìm hiểu, gìn giữ, phát huy các giá trị văn hoá của quê hương, đất nước.

Toàn cảnh Hội nghị tại điểm cầu Yên Bái 

 


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Bài viết liên quan
Video Clip
Văn bản mới